Xử Lý Nước Thải Phòng Khám - Nước Thải Y Tế
Xử Lý Nước Thải Phòng Khám - Xử Lý Nước Thải Y Tế
Chúng tôi cung cấp giải pháp xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải phòng khám với điều kiện vận hành đơn giản, chi phí hợp lý, đảm bảo vẻ mỹ quan của phòng khám, nước thải sau xử lý không có mùi hôi và nằm trong ngưỡng của quy chuẩn nước thải y tế.
Cung cấp module xử lý nước thải y tế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, vật liệu đa dạng như inox, thép sơn chống rỉ, nhựa pvc, xây gạch chống thấm, bê tông cốt thép,...
Tham khảo: https://thietbimoitruonghcm.com/xu-ly-nuoc-thai-phong-kham.html
Nguồn gốc phát sinh nước thải phòng khám - y tế.
Nguồn phát sinh nước thải y tế ở phòng khám đa khoa - nha khoa đến từ nhiều hoạt động khác nhau, có thể phân loại thành 2 nguồn chính:
- Nước thải sinh hoạt: là nguồn phát sinh từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, hoạt động vệ sinh phòng ốc diễn ra trong khuôn viên phòng khám…
- Nước thải y tế: là nguồn phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa.
Nguồn thải trên đều mang các chất ô nhiễm và các mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao. Do vậy việc thu gom và xử lý triệt để nước thải phòng khám là việc làm hết sức cần thiết.
Các thành phần chính của nước thải y tế như:
- Các chất hữu cơ
- Các chất rắn lơ lửng
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
[caption id="attachment_2103" align="aligncenter" width="543"] Thông số nước thải phòng khám y tế[/caption]Tiêu chí thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế - xử lý nước thải phòng khám.
Căn cứ vào những đặc tính nước thải được nêu ở trên, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải với các tiêu chí sau:
- Chi phí đầu tư, vận hành hợp lý;
- Quá trình vận hành đơn giản;
- Hệ thống xử lý nước thải phòng khámTiết kiệm diện tích lắp đặt;
- Thời gian hoàn thành thi công rút ngắn;
- Tiết kiệm chi phí, thể tích các bể nhỏ gọn;
- Hệ thống bơm, máy thổi khí không gây tiếng ồn lớn;
- Bảo trì và bảo dưỡng hệ thống đơn giản;
- Hệ thống tủ điện điều khiển tự động và bán tự động, an toàn, đơn giản;
- Nước thải ra cống chung không có mùi hôi;
- Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 28 – 2010/BTNMT
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phòng khám - xử lý nước thải y tế
Xem thêm bài viết Xử Lý Nước Thải Y Tế Công Nghệ AAO & MBR – Xử Lý Nước Thải Y Tế Màng MBR
Chúng tôi xin giới thiệu sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế - xử lý nước thải phòng khám đa khoa chuyên khoa, chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải của nhà nước quy định.
[caption id="attachment_2104" align="aligncenter" width="673"] Quy trình công nghệ xử lý nước thải phòng khám[/caption]Bể Hố Thu và Điều hòa B01:
Toàn bộ nước thải phát sinh trong trong khuôn viên phòng khám được dẫn về hố thu gom và điều hòa.
Tại đây, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ nước thải để thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang cụm xử lý chính.
Bể sinh học thiếu khí:
Bể thiếu khí có chức năng xử lý tổng hợp: Khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Trong bể thiếu khí có bố trí hệ thống xáo trộn dòng nước và bùn vi sinh ngăn ngừa sự đóng cặn bùn phân hủy kỵ khí đảm bảo hiệu quả xử lý. Nước thải trong bể Anoxic tự chảy đến bể sinh học hiếu khí Aerotank B03.
Bể sinh học hiếu khí:
Nước thải đi vào bể sinh học hiếu khí có chứa các chất hữu cơ ở dạng hòa tan, các hợp chất chứa Nito, Photpho,... chưa được xử lý ở các hạng mục trước đó. Bể B03 dạng xáo trộn hoàn toàn và vận hành liên tục, trong bể có các vi sinh vật hiếu khí, các vi sinh vật này sẽ thực hiện quá trình xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải.
Trong bể Aerotank, nước thải được cung cấp dưỡng khí oxy nhờ máy thổi khí. Lượng khí oxy trên được cung cấp liên tục nhằm đảm bảo cho các vi sinh vật hiếu khí trong nước tồn tại và tăng trưởng. Oxy còn có tác dụng xáo trộn nước thải liên tục, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa khí – nước thải. Quá trình trên diễn ra liên tục sẽ làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước thải, tạo điều kiện thích nghi nhanh của vi sinh vật hiếu khí đặc trưng của xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí.
Bể màng MBR xử lý nước thải y tế:
Bể MBR là nơi chứa màng lọc MBR và các thiết bị liên quan, tại đây sẽ thực hiện xử lý hoàn thiện nước thải.
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng MBR.
Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.03 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Công nghệ Aerotank kết hợp MBR là công nghệ giải quyết các loại nước thải khó xử lý, có thành phần phức tạp, nồng độ ô nhiễm cao, nhiều loai chủng vi khuẩn gây bệnh,…
Nước sau màng lọc sẽ đạt yêu cầu xả thải theo quy định, nước sẽ chảy vào hố ga đầu ra HG trước khi chảy ra môi trường.
Bàng quy chuẩn nước thải y tế QCVN 28 – 2010/BTNMT
[caption id="attachment_2105" align="aligncenter" width="625"] Quy chuẩn nước thải y tế phòng khám[/caption]Xem Thêm Bài Viết Xử Lý Nước Thải Thẩm Mỹ Viện
Để hiểu hơn về công nghệ cũng như được tư vấn cụ thể chi tiết về hệ thống xử lý nước thải y tế bệnh viện vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành
Nhận xét
Đăng nhận xét