Xử Lý Nước Thải Y Tế Công Nghệ AAO
Giới Thiệu Về Xử Lý Nước Thải Y Tế Công Nghệ AAO
Nước thải y tế đươc xem là loại nước thải có tính độc hai, Hiện nay có nhiều phương pháp nhưng xử lý nước thải y tế công nghệ AAO vẫn đang là lựa chọn thích hợp cho nhiều bệnh viện, phòng khám, phòng nha,...
Trong xã hội tất cả ngành nghề đều có ý nghĩa của riêng của mình.
Ngành Y tế được biết đến là dịch vụ về chăm sóc sức khỏe con người.
Là một trong những dịch vụ bắt buộc phải phát triển để có thể đảm bảo cuộc sống cho người dân cũng như là sự tồn vong của nhân loại. Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vai trò của ngành không thể phủ nhận.
https://thietbimoitruonghcm.com/xu-ly-nuoc-thai-y-te-cong-nghe-aao.html
Thành Phần Nước Thải Y Tế
Có 2 nguồn tạo ra nước thải của ngành:
+ Thứ nhất là từ hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản xuất dược phẩm thiết bị y tế,
+ Thứ hai là từ quá trình sinh hoạt tại các cơ sở y tế.
Thành phần nước thải y tế khá phức tạp, mỗi lĩnh vực khác nhau thì tính chất nước thải cũng sẽ khác nhau.
Ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, cặn bẩn. Trong nước còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, dư lượng thuốc kháng sinh như:
- Các hóa chất độc hại từ tráng rửa phim.
- Các đồng vị phóng xạ của quá trình chuẩn đoán bệnh.
- Kim loại nặng, thủy ngân độc hại.
- Độ pH cao, hàm lượng phốt phát và đặc biệt là các hợp chất chứa clo có nguồn gốc từ chất khử trùng, kháng sinh.
- Nước thải có chứa nhiều hóa chất từ phòng nghiên cứu như là các chất halogen, dung môi hữu cơ, tế bào (nhuộm Gram), formaldehyde,…
- Nước thải từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh còn chứa nhiều rác trong quá trình sinh hoạt của các nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Mầm bệnh ủ trong máu, phân, nội tạng của người bệnh.
- Vi khuẩn, vi trùng gây hại từ quá trình khám chữa bệnh, phẫu thuật.
Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Y Tế - Bệnh Viện Phòng Khám.
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải y tế - bệnh viện như:
Phương pháp vi sinh,
Phương pháp hóa học,
Phương pháp cơ học,
Phương pháp điện phân,...
trong đó sử dụng phương pháp sinh học kết hợp khử trùng là phù hợp nhất
Các Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Y Tế - Bệnh Viện bằng Phương Pháp Sinh Học.
Hiện nay có nhiều công nghệ ứng dụng phương pháp sinh học xử lý nước thải y tế bệnh viện.
Công nghệ AAO
Công nghệ SBR
Công nghệ MBBR
Công nghệ AAO kết hợp màng lọc MBR
Xem bài viết Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Công Nghệ MBBR
Công nghệ xử lý nước thải AAO là giải pháp có tính khả thi kinh tế và phù hợp với nhiều điều kiện mặt bằng.
AAO ( Anaerobic – Anoxic – Oxic ) là quy trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 3 hệ vi sinh: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Có thể xử lý triệt chất hữu cơ, Nitơ, Phốt pho bên trong nước thải.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải do công ty Việt Thủy Sinh đề xuất:
[caption id="attachment_1368" align="aligncenter" width="639"] Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện công nghệ AAO[/caption]Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải từ khu khám chữa bệnh mang rất nhiều vi khuẩn, vi trùng và mầm bệnh gây hại nên cần khử trùng trước khi đưa vào hệ thống xử lý chung. Để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, kể cả vi khuẩn siêu nhỏ có thể khử trùng bằng Javen, Clorin hoặc tia UV để khử trùng.
Các nước thải khu giặt ủi, nước thải sinh hoạt Sau giai đoạn tiền xử lý, nước được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các chất không hòa tan được, tránh gây tắc nghẽn hệ thống rồi được thu gom chung về bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại đây khí được sục liên tục tránh việc máu, chất đông đặc bị tích tụ, ứ đọng.
Trong cụm bể AAO, bể kị khí là bể sinh học đầu tiên, các vi sinh vật kị khí hoạt động giúp phân hủy các chất hữu cơ khó phân giải thành sinh khối và hỗn hợp khí bay hơi.
Sau đó, đến bể thiếu khí,
Bể kỵ khí
Sử dụng nhóm vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí để xử lý nước thải y tế. Quá trình phân hủy kỵ khí là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, phân giải từ các chất hữu cơ khó phân hủy thành chất hữu cơ trung gian dễ phân hủy.
Quá trình này có 4 gia đoạn chính
- Giai đoạn 1: Giai đoạn Thủy phân, cát mạch các hợp chất cao phân tử
- Giai đoạn 2: Acid hóa
- Giai đoạn 3: Giai đoạn lên men axit axetic
- Giai đoạn 4: Giai đoạn Mêtan hóa
Chất ô Nhiễm ==>Chuyển hóa yếm khí==> CH4+CO2+H2S+E
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ là quá trình phức tạp trong môi trường không có không khí, gồm nhiều giai đoạn và sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2, H2S, NH3…
Giai đoạn 1: Giai đoạn thủy phân
Các hợp chất hữu cơ phân tử lượng lớn như protein, gluxit, lipit... bị phân hủy dưới tác dụng của các Enzym hydrolaza của vi sinh vật thành các chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ như đường đơn, axit amin, axit hữu cơ, peptit, glyxerin...
Trong giai đoạn này, các hợp chất gluxit phân tử lượng nhỏ. Các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ (protein) phân hủy nhanh hơn, trong khi các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng lớn như tinh bột, các axit béo được phân hủy chậm. Đặc biệt là cellulose và lignocellulose chuyển hóa rất chậm và không triệt để do cấu trúc phức tạp.
Giai đoạn 2: Giai đoạn lên men axit hữu cơ
Các sản phẩm thủy phân sẽ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa trong điều kiện kỵ khí. Sản phẩm phân giải là các axit hữu cơ phân tử lượng nhỏ như axit propionic, axit butyric, axit lactic..., Các chất trung tính như rượu, andehyt, axeton. Ngoài ra, một số khí cũng được tạo thành như CO2, H2, H2S, một lượng nhỏ CH4...
Đặc biệt trong giai đoạn này, nitơ được chuyển thành NH4+ một phần nhỏ được sử dụng để xây dựng tế bào, phần còn lại tồn tại trong nước thải dưới dạng NH4+.
Giai đoạn 3: Giai đoạn lên men axit axetic
Các sản phẩm lên men phân tử lượng lớn như axit béo, axit lactic... sẽ được từng bước chuyển hóa thành axit axetic.
- Chuyển hóa axit lactic:
3CH3-CHOH-COOH 2CH3-CH2-COOH + CH3-COOH + CO2 + 2H2O
- Oxy hóa liên kết của các axit béo bằng cơ chế oxy hóa-khử:
R – CH3CH2COOH + 2H2O Rn-2 – COOH + CH3COOH
Axit béo mạch dài Axit béo mạch ngắn Axit axetic
Giai đoạn 4: Giai đoạn Mêtan hóa
Mêtan hóa là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình xử lý yếm khí. Dưới tác dụng của các vi khuẩn mêtan hóa, các axit hữu cơ, các chất trung tính... bị phân giải tạo thành khí metan. Đây là giai đoạn cho ra sản phẩm cuối của quá trình xử lý nước thải y tế qua vi sinh kỵ khí.
- Khoảng 30% khí CH4 tạo thành do quá trình khử CO2:
- Khử CO2 bằng H2:
CO2 + 4H2 => CH4 + 2H2O
- Khoảng 70% khí mêtan còn lại được tạo thành nhờ các quá trình Decacboxyl hóa các axit hữu cơ và các chất trung tính.
- CH4 được tạo thành do Decacboxyl hóa axit axetic:
CH3COOH => CH4 + CO2
- CH4 được hình thành do Decacboxyl hóa các axit hữu cơ khác:
4CH3-CH2-COOH + 2H2O => 7CH4 + 5CO2
2CH3-(CH2)2-COOH + 2H2O =>5CH4 + 3CO2
- CH4 cũng có thể được hình thành do Decacboxyl các chất trung tính:
2C2H5OH => 3CH4 + CO2
CH3-CO-CH3 + H2O => 2CH4 + CO2
Bể Thiếu Khí Anoxic
Tại bể thiếu khí anoxic với các chủng vi sinh vật tùy nghi, có thể hoạt động trong môi trường hiếu khí, thiếu khí, và kỵ khí. Các vi sinh vật ở bể này sẽ quyết vấn đề về ni-tơ và phốt-pho.
Bể thiếu khí có chức năng xử lý tổng hợp: Khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho.
Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí anoxic, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, từ đó giảm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Tiếp đến, nước thải y tế được đưa sang bể hiếu khí,
Bể Hiếu khí
Tại bể sinh học hiếu khí Aerotank nước thải và vi sinh được sục khí đảo trộn liên tục, để đảm bảo DO > 2.
Hàm lượng vi sinh vật hiếu khí và bùn hoạt tính tiếp xúc đều với nước thải nhờ cấp khí xáo trộn.
Các vi sinh sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải để duy trì sinh trưởng.
Hỗn hợp nước thải bùn hoạt tính và vi sinh sau thời gian tiếp xúc đủ để chuyển hóa thì chuyển sang bể lắng sinh học để tách cặn và nước.
Bùn lắng được sẽ đưa qua bể chứa bùn để có thể tuần hoàn bùn về bể thiếu khí khi cần.
Cuối cùng, nước được đưa sang bể khử trùng một lần nữa để đảm bảo rằng các vi khuẩn, mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ưu điểm của công nghệ:
- Có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau,
- Có khả năng xử lý hiệu quả chất hữu cơ, Nitơ, và Phốt pho.
- Lượng bùn sinh ra sau xử lý ít và dễ lắng giúp tiết kiệm được chi phí xử lý.
- Vận hành đơn giản và tiết kiệm năng lượng.
Nhược điểm của công nghệ:
- Cần diện tích xây dựng tương đối lớn.
- Các bể phải được duy trì ổn định, phải giám sát theo dõi tránh làm sốc tải vi sinh.
Xem bài Viết Xử Lý Nước Thải Thẩm Mỹ Viện
Để hiểu hơn về công nghệ cũng như được tư vấn cụ thể chi tiết về hệ thống xử lý nước thải y tế bệnh viện vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét